Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất

Năm hết Tết đến, việc bài trí nhà cửa những dịp đầu xuân như thế này rất được chị em quan tâm đặc biệt là việc mua trái cây và chọn lựa cách sắp xếp Mâm Ngũ Quả sao cho thật đẹp không những thể hiện sự tinh tế của gia chủ mà còn thể hiện mong ước một năm mới an khang, thịnh vượng nhiều may mắn.

Cùng điểm qua một số thông tin xoay quanh Mâm Ngũ Quả Ngày Tết cùng chúng tôi nhé.

Mâm ngũ quả

Sự tích Mâm Ngũ Quả - Mâm Ngũ Quả là gì ? 

Mâm Ngũ Quả là mâm bày trí với 5 loại cây trái khác nhau. Mỗi tên một loại quả thể hiện ước mong của gia chủ muốn gửi gắm điều gì vào trong đó. Mỗi vùng miền sẽ bày trí với những loại quả khác nhau, ngày nay Mâm ngũ quả trở thành truyền thống, một nét đẹp văn hoá ngày Tết cổ truyền của người Việt.

Trong Kinh Ullambana Sutra là một Kinh liên quan đến Lòng hiếu thảo do Phật thuyết cho Mục Liên cách cứu mẹ ông khỏi ngạn quỷ bằng cách cúng dường "trái cây năm màu", theo quan niệm Phật Giáo trái cây 5 màu tương trưng cho ngũ căn: tín, tấn, niệm, định và huệ

Ý nghĩa của mâm ngũ quả: 

Ngũ: Theo quan niệm của Phương Đông dựa vào thuyết Ngũ Hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ vì vậy 5 loại quả cũng tương ứng với ước muốn : Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Ngoài ra Ngũ: cũng tượng trưng cho sự sống, sự nảy nở, sinh sôi.

Trong sách chiêm thư người ta thường nhìn vào mâm ngũ quả để dự đoán mùa màng cho một năm.

Quả: Quả biểu tượng cho sự sung túc bởi cấu tạo của nó, quả bao lấy hạt tượng trưng cho vũ trụ. Ý nghĩa là sự sinh sôi, mỗi loại quả còn thể hiện ở cấu tượng, hương vị , màu sắc và cách đọc tên. 

Cách bày trí mâm Ngũ Quả đẹp nhất

Mỗi vùng mỗi miền của đất nước Việt Nam sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả với những loại trái cây riêng

Mâm Ngũ Quả Miền Bắc: 

Mâm ngũ quả của miền Bắc thường được chọn lựa các loại quả sau: Chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, ớt, quất cảnh, sung, dứa,..

Chuối Xanh: Tượng trưng cho sự ấm cúng của gia đinh

Bưởi Màu Vàng: Ấm cúng, may mắn

Phật Thủ: Có thần, có phật ở trong nhà

Quất/Hồng/Ớt đỏ: tăng thêm phần may mắn với sắc đỏ

Dứa: Màu vàng may mắn, hương thơm của dứa thể hiện mong ước an lành

Mâm Ngũ Quả Miền Trung

Miền Trung là mảnh đất chịu nhiều thiên tai nhất cả nước vì vậy từ xa xưa người Miền Trung không câu nệ đó là loại quả gì miễn là những Quả tươi ngon để dâng lên tổ tiên. Thông thường các loại quả được chọn ở Miền Trung là: Thanh long, cam, dứa, dừa, mãng cầu , chuối,....

Mâm Ngũ Quả Miền Nam

Mâm Ngũ Quả Miền Nam thì những loại quả được chọn dựa vào phát âm thể hiện một ước mong ví dụ:

Cầu (Mãng Cầu) - Sung (Quả Sung) - Vừa (Dừa) - Đủ (Đu Đủ) - Xài (Xoài). Ngoài ra đế của mâm ngũ quả còn có trái Thơm ( Khóm/Dứa) thể hiện cho sự sung túc

8 loại trái Kiêng kỵ đặt lên mâm Ngũ Quả: 

1. Sầu Riêng

Gai góc, hương đậm, nồng: Làm ăn chông gai, gian nan, vất vả, mùi nồng không thích hợp trưng bày lên mâm ngũ quả. Ngoài ra sầu riêng còn mang tên gọi như sự u sầu, buồn phiền.

2. Đủ Đủ

Mặc dù ở Miền Nam Đu đủ được đặt trên mâm ngũ quả nhưng Miền Trung thì Đủ Đủ quan niệm phát âm như " Thù Đủ" dễ khiến xích mích bất hoà.

3. Chuối

Miền Nam kỵ bày biện Nải chuối lên mâm ngũ quả. Chuối phát âm như " Chúi" làm ăn đi xuống

4. Lê

Miền Nam cũng kỵ bày biện quả Lê. Lê biểu hiện cho lê lết , thất bát, làm ăn dậm chân tại chỗ. 

5. Cam 

Trong Nam có câu " Quýt làm cam chịu" Vì thế Cam biểu hiện cho điều xui xẻo, không may mắn

Một số loại quả khác.

Đây là quả Hồng Xiêm nhưng kỵ ở miền Nam vì hàm ý : Sapoche (chê bai)

Táo: Trong nam gọi là Bom 

Lựu: Lựu đạn

Một số hình ảnh Mâm Ngũ Quả tham khảo: 

Cùng xem ngay một số Cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết đẹp nhất.

Mâm ngũ quả 1

Mâm Ngũ Quả 2

Mâm ngũ quả 3

Mâm ngũ quả 4

Mâm ngũ quả 5

Mâm ngũ quả 6

Mâm ngũ quả 7

Mâm ngũ quả 8

Mâm ngũ quả 9

Mâm ngũ quả 10

Nhận xét đã bị vô hiệu hóa.

Tin liên quan